Số 9 trong quan niệm văn hóa phương đông

Số 9 trong quan niệm văn hóa phương đông

“ Trùng trục như con cày thui, chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu”. Một câu đố vui trong dân gian về con chó thui; làm người ta liên tưởng đến một con vật kỳ quái đáng sợ nào đó? Vào những năm 80 của thế kỷ 20, đi dạo quanh phố phường

         “ Trùng trục như con cày thui, chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu”. Một câu đố vui trong dân gian về con chó thui; làm người ta liên tưởng đến một con vật kỳ quái đáng sợ nào đó? Vào những năm 80 của thế kỷ 20, đi dạo quanh phố phường, thỉnh thoảng chúng ta từng bắt gặp bên đường các biển sửa xe kiểu “Vá 9 xe đạp”. Vâng, chữ số và con số 9 có một vị trí trong quan niệm văn hóa cổ phương đông và thực tế vẫn tồn tại ở đời sống văn hóa xã hội ngày nay. Năm Kỷ Sửu - 2009 sắp đến, tôi liên tưởng đến con số 9, với kinh nghiệm còn ít ỏi của người viết; những mong di sản văn hóa của cổ nhân được nhìn nhận khách quan và lĩnh hội một phần bé nhỏ ý nghĩa của kho tàng tri thức vô tận ấy.
Sau lũy tre làng, ta thường nghe các cụ dạy: “Một sự nhịn, chín điều lành”. Những đứa trẻ gặp chuyện kinh động, ngơ ngác sợ sệt mất hồn mất vía, bố mẹ chúng phải nhờ người kêu vía “3 hồn, 9 vía” (Con gái có 9 vía). Đi lễ chùa, lễ tại gia, người ta thường khấn: “Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật”.Trong truyền thuyết Sơn tinh thủy tinh có lễ vật voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. Tôn ngộ Không trong tác phẩm Tây du ký có 72 phép Phật ( 8 x 9) và gặp 81 nạn ( 9 x 9), Thủy hử có 108 anh hùng lương sơn bạc( 12 x 9), Đạo đức kinh của Lão tử có 81 chương. Kinh thành Huế có Cửu đỉnh, miền nam có sông Cửu long. Trong y học, con người với nhịp mạch trung bình 72 lần/phút, mang thai khoảng 9 tháng, có 9 khiếu và 360 khớp. Phạm trù lý học, triết học cổ phương đông có chia mỗi tam nguyên ( Thượng, trung, hạ) là 180 năm, học thuyết Thái ất với một chu kỳ là 360 năm, quan niệm có 9 tầng trời, cửu tuyền, 36 chước, 36 kế, 36 điệu cười... Chúng ta có thể tìm hiểu một số ứng dụng văn hóa cổ phương Đông liên quan đến con số 9:
Cung mệnh với tuổi vợ chồng và hướng nhà
Cổ nhân quan niệm con người sinh ra, mỗi tuổi đều có cung mệnh(phân biệt nam nữ, khác với cung sinh). Cung mệnh được xác định theo quy luật cửu cung .
Cách xác định cung mệnh như sau:
Lấy tổng các chữ số của năm sinh chia cho 9 để tìm số dư( Chia hết coi như dư 9) sau
đó so sánh số dư theo bảng sau để lấy kết quả:
Nam
mệnh   1          9       8        7      6(Khôn)   5       4        3      2
Cung Khảm Khôn  Chấn  Tốn     Trung   Càn   Đoài  Cấn   Ly
Nữ
mệnh   6         7        8       9        1(cấn)     2       3        4      5
Ví dụ: Nam sinh năm 1972. Ta có: số 9 chia hết cho 9, 7+2 = 9 chia hết cho 9, còn lại 1( 1972 chia 9 dư 1) tra bảng, mệnh cung là Khảm;trường hợp mệnh nữ là Cấn.
Tìm được mệnh cung, ta phối mệnh cung với hướng của nhà( Hướng cửa chính) hoặc giữa tuổi chồng với tuổi vợ, tuổi cha mẹ với con cái, đối tác quan hệ… Để tìm các hệ quả tốt xấu như diên niên( cát), Sinh khí(cát),Tuyệt mệnh( Hung), ngũ quỷ(hung)…( Bạn đọc có thể tham khảo Hệ quả và ý nghĩa trên nhiều tài liệu khác ).
Tuổi kim lâu và Trạch trong xây dựng nhà ở.
Kim lâu.
“ Một ba sáu tám tuổi kim lâu, cưới vợ làm nhà chẳng được đâu”.Tập tục dân gian, mỗi khi xây dựng tu tạo nhà ở hay dựng vợ gả chồng; người ta hay nói đến khái niệm “Kim lâu”. Tuổi kim lâu, là tuổi mụ(Tuổi được tính theo tiết lệnh, sinh trước lập xuân tính năm trước, sau lập xuân tính năm sau cho dù là trước hay sau tết âm lịch- là tuổi cộng thêm 1, theo quan niệm chịu dư khí của năm trước- Không phải tuổi thai) của người đàn ông chủ gia đình( chủ sự) tính đến năm định làm nhà hay người nữ xem tuổi kết hôn. Trên một cuốn sách xuất bản thời Pháp thuộc năm 1935 có ghi một đoạn như sau: “Phép tính xem năm nào là năm kim lâu, cũng phải bấm theo cửu cung bát quái; cứ theo một tuổi ở Khôn mà bấm thuận đi theo thứ tự mỗi cung một tuổi. Một tuổi ở Khôn, 2 Đoài, 3 Càn, 4 Khảm, 5 trung…10 lại ở Khôn… Tuổi nào đúng vào càn, khôn, cấn, tốn là phạm kim lâu, không nên làm nhà năm ấy”. Như vậy theo quy luật nêu trên tương đương với Tuổi chủ sự chia cho 9 dư 1, 3, 6, 8 ( các cung càn, khôn, cấn, tốn) là phạm kim lâu( Hiện nay có nhiều tác giả đã thẩm định vấn đề này và có cùng ý kiến như cách tính nêu trên). Một cuốn sách bị nhầm cách tính kim lâu đó là: Ngọc Hạp chánh tông( xuất bản 1974)- Do tác giả không nắm được quy luật nên đã hiểu sai quan niệm; Từ đó mấy chục năm nay đã đi sâu vào tiềm thức thế hệ mới, dẫn tới cả câu: 35 , 37 đi đâu, để đến 38 Kim lâu làm nhà! 36 có giống 45 hay 54 và 27 không; chắc chắn là giống( Cùng chia hết cho 9), vậy mà lại nhầm là kim lâu!
Trạch làm nhà
“Làm nhà cửu trạch vận từng niên
Phúc, đức, bảo, lộc phú thọ yên
Nếu gặp bại, hư, khốc, quỷ, tử
Chắc là sát chủ với thê hiền”.
Nghĩa : Làm nhà phải chú ý trạch từng năm; các trạch tốt là Phúc, đức, bảo, lộc
các trạch xấu là bại, hư, khốc, quỷ, tử.
Cũng theo Quy luật cửu cung: Một tuổi tính ở khôn, 2 ở đoài…9 ở ly. Tương đương với tuổi của chủ sự chia cho 9 tìm số dư sau đó so trong bảng sau:
1    2    3    4    5    6    7    8    9
Phúc    Đức    Bại    Hư    Khốc    Quỷ    Tử    Bảo    Lộc
Khôn    Đoài     Càn    Khảm    Trung     Cấn     Chấn     Tốn    Ly
Ví dụ: Nam 44 tuổi . 44 chia cho 9 dư 8, trạch Bảo.
Năm tuổi - Sao hạn.
Gặp khó khăn, mất mát nào đó trong cuộc sống, nếu chưa lý giải được hay quan tâm đến sự may rủi của tương lai trong một năm, thì người ta thường nghĩ đến khái niệm sao chiếu hạn; cách tính cũng là: Tuổi mụ của cả nam hoặc nữ chia cho 9 tìm số dư, rồi so bảng sau để tìm hạn.
Số dư Nam Nữ
1. La hầu Kế đô
2. Thổ tú Vân hán
3. Thủy diệu Mộc đức
4. Thái bạch Thái âm
5. Thái dương Thổ tú
6. Vân hán La hầu
7. Kế đô Thái dương
8. Thái âm Thái bạch
9. Mộc đức Thủy diệu
Ví dụ: Tuổi 31 chia 9 dư 4, so bảng nam là sao Thái bạch, nữ sao Thái âm.
Tính khả năng gặp tai nạn và mức độ nặng nhẹ.
Theo “ Nguyên lý thời sinh học cổ phương đông” ( tác giả Lê Văn Sửu – NXB Văn hóa thông tin) có một công thức tính như sau.
Lấy số tuổi mụ cộng với số tháng và số ngày dự đoán( Nghi ngờ) theo âm lịch thành tổng, đem tổng này chia cho 9 tìm số dư. Tình trạng tai nạn diễn ra 3 mức: Tam khinh, lục trọng, cửu nan nguy; nghĩa là: Dư 3- Nhẹ, dư 6- Nặng, Dư 9-Rất nguy, còn lại là bình thường ( Như vậy: Nếu nhận định năm tháng, ngày giờ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng thì kết hợp cách tính ở đây để ra quyết định xuất hành hay tiến hành công việc).
Trong “ Dịch học nhập môn ứng dụng”(Vũ quốc Trung sưu tầm) lại có một công thức khác.
Lấy ngày ốm( hoặc bị tai nạn) cộng với tháng được kết quả ; lấy Tuổi mụ của chủ sự trừ đi kết qủa  được kết quả(**), lấy kết quả này chia cho 9, chia hết thì tình trạng là nguy hiểm( dư 9), dư 1, 2, 3, 4 thì bình thường, dư 5, 6 thì nặng.
Ví dụ: Một cụ 81 tuổi ốm ngày 5 tháng 10 ( Tính theo âm lịch), ta có:
5+10 = 15  
81 – 15 = 66 (**)
Như vậy, cách tính ở đây đoán sự việc đã xảy ra rồi, ngược lại với cách tính trên.

 

Haiyoga

Hỗ trợ trực tuyến

hacheco ho tro truc tuyen
  • 0982.910.914

FACEBOOK