Bát trạch là trường phái Phong thủy đơn giản dành cho Dương trạch. Trường phái này khá nổi tiếng, dễ học và dễ áp dụng. Dựa trên 8 quẻ, được chia thành 2 nhóm là: nhóm Đông tứ trạch (gồm: Khảm, ly, chấn, tốn) và nhóm Tây tứ trạch (gồm: cấn, đoài, càn, khôn
Bát trạch - phạm vị, những hạn chế và sai lầm trong ứng dụng.
Bát trạch là trường phái Phong thủy đơn giản dành cho Dương trạch. Trường phái này khá nổi tiếng, dễ học và dễ áp dụng. Dựa trên 8 quẻ, được chia thành 2 nhóm là: nhóm Đông tứ trạch (gồm: Khảm, ly, chấn, tốn) và nhóm Tây tứ trạch (gồm: cấn, đoài, càn, khôn) để áp dụng trong các việc sau:
1. định ra các hướng nhà hợp và không hợp (mệnh quái)
2. định ra các vùng tốt xấu trong nhà (trạch quái)
3. định ra vùng tốt xấu trong từng phòng để kê giường, bàn học, ban thờ, kê đồ...(bát môn - bát hướng)
4. chọn tuổi vợ - chồng.
Trên đây là phạm vi ứng dụng của Bát trạch, khi đi vào ứng dụng tôi thấy trường phái trên còn nhiều hạn chế như:
1. bát trạch chưa phối hợp với hình thế Loan đầu xung quanh ngôi nhà, mà chỉ xét nội tại của ngôi nhà đó.
2. chỉ lấy mệnh chủ để định ra hướng hợp với cá nhân người đó, mà không quan tâm đến hướng hợp hay không đến các thành viên khác trong nhà.
3. khi không nhớ tuổi của gia chủ thì không thể chọn ra hướng nào tốt cả.
4. không cho tầm nhìn rộng theo khu vực địa lý.
Tuy đơn giản và dễ áp dụng, nhưng nhiều các nhà Phong thủy nổi tiếng vần chưa biết hết được phạm vi áp dụng của Bát trạch. Chỉ biết đến hướng hợp với tuổi của chủ sự đã vội đặt cửa, đặt bếp, đặt giường, đặt bàn thờ theo hướng tốt. Có người còn dùng cho cả Âm trạch.
Sự hạn chế của Bát trạch cũng khiến cho nhiều người nghĩ nhà chỉ có 1 hướng (nhà ống) thì làm gì lấy được hướng, cũng đông nghĩa với việc không cần dùng Phong thủy.
Vậy làm sao để phá vỡ sự hạn chế trên của Bát trạch??? Đó nằm ở 2 chữ "Huyền không". Bàn về Huyền không, tôi xin để sang bài tới. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!